Hiện nay có khoảng 9 loại động cơ đốt trong dùng cho xe máy phổ biến được phân loại theo tiêu chí cách sắp đặt xi-lanh.
Trải qua hai thế kỉ phát triển, xe máy đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng. Hàng vạn chi tiết khái niệm công nghệ đã ra đời để phục vụ việc sáng tạo nên những chiếc xe môtô tốt nhất. Tuy nhiên, đi cùng lịch sử phát triển của xe máy, thì kiểu động cơ của xe là thứ quan trọng nhất. Chúng đánh dấu mốc lịch sử và trở thành biểu tượng, thương hiệu của các hãng xe máy. Vậy bạn có biết thế giới xe máy có những kiểu động cơ nào?
Với mỗi loại xe, mục đích sản xuất, các hãng chọn loại động cơ phù hợp khiến chiếc xe trở nên hoàn hảo nhất. Vì vậy, phân loại động cơ là việc đầu tiên cần làm khi lựa chọn để xây dựng nên một chiếc môtô tuyệt vời. Và ai cũng nên biết sơ qua về kiến thức này nếu muốn ngắm hay nói chuyện về xe máy. Hiện nay có khoảng 9 loại động cơ đốt trong dùng cho xe máy phổ biến được phân loại theo tiêu chí cách sắp đặt xi-lanh.
Động cơ xi-lanh đơn
Thường thấy trên các dòng xe dirt-bike, scooter và đặc biệt trên Honda CBR250R.
Ưu điểm: nhỏ, nhẹ và đơn giản, cung cấp mô-men xoắn tốt tại vòng tua thấp.
Nhược điểm: khi làm việc, động cơ bị rung động khó triệt tiêu nên thường có trên những chiếc xe địa hình, những dòng xe phổ thông có phân khối nhỏ.
Động cơ hai xi-lanh thẳng hàng
Động cơ 2 xi-lanh thẳng hàng trên Kawasaki Ninja 300 |
Thường thấy trên các mẫu xe cổ điển của Triumph, Kawasaki Ninja 300.
Ưu điểm: khá đơn giản, gọn nhẹ và đủ đáp ứng công suất vừa phải.
Nhược điểm: rung động khá khó triệt tiêu.
Thường sử dụng cho các dòng xe sử dụng hàng ngày, di chuyển với quãng đường xa.
Động cơ V-twin
Động cơ V-twin nổi tiếng của Ducati |
Thường thấy trên các dòng xe Ducati, Harley-Davision và Moto Guzzi.
Ưu điểm: Cân bằng giữa công suất và mô-men xoắn, thích hợp cho những xe có trọng tâm thấp.
Thường sử dụng cho các dòng cruiser.
Động cơ Boxer
Động cơ boxer- niềm tự hào của BMW |
Đặc trưng của các dòng xe đến từ BMW, một số dòng xe của Ural, Dnepr... của Liên Xô.
Ưu điểm: cân bằng, mô-men xoắn lớn.
Nhược điểm: chiều rộng động cơ lớn.
Đặc trưng trên những chiếc BMW Adventure, sidecar BMW, sidecar Ural, Dnepr…
Động cơ 3 xi-lanh thẳng hàng
Thường được sử dụng cho các mẫu Triumph Triple, Benelli…
Ưu điểm: cân bằng động tốt với trục cơ phân bố góc 120 độ cho mỗi xi-lanh, khắc phục ưu nhược điểm giữa động cơ V-twin và 4 xi-lanh.
Dành cho các mẫu xe sportbike như Benelli, Triumph Triple…
Động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng
Động cơ Honda CB750 |
Thường thấy trên các mẫu xe thể thao của Nhật như Honda CB750.
Ưu điểm: động cơ hoạt động trơn tru và mạnh mẽ
Nhược điểm: kích thước lớn hơn so với động cơ V-Four cùng dung tích.
Thường sử dụng cho những mẫu xe thể thao dung tích từ 600 phân khối trở lên.
Động cơ V-Four
Động cơ V-Four trên chiếc Yamaha V-max |
Điển hình trên mẫu Yamaha V-max, Honda VFR.
Ưu điểm: mạnh mẽ, hoạt động bền bỉ, mượt mà.
Nhược điểm: nặng và phức tạp hơn động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng
Thường có trên những mẫu đường trường thể thao.
Động cơ 6 xi-lanh nằm ngang
Động cơ Honda Goldwing |
Điển hình trên mẫu Honda Goldwing
Ưu điểm: hoạt động bền bỉ, đáng tin cậy và êm ái.
Nhược điểm: nặng và phức tạp trong chế tạo và sửa chữa.
Thường được sử dụng trên những mẫu touring cao cấp.
Động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng
Động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng của BMW K1600 |
Có trên các mẫu xe Honda CBX, RC166, BMW K1600…
Ưu điểm: độc đáo, hoạt động trơn tru, đạt tốc độ cao.
Nhược điểm: phức tạp và kích thước lớn.
Thích hợp cho những mẫu xe touring hiệu năng cao, thực hiện những hành trình dài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét